Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Kim Liên – Làng Sen quê Bác (Phần II)

Bên cạnh việc đi chơi tắm biển Cửa Lò, lần này ba mẹ còn cho Nghé được về tận Làng Sen quê Bác để tham quan ngắm cảnh. Mặc dù, mẹ biết trong tâm trí con trẻ đâu đó chỉ đọng lại chút xíu về những cảnh vật nơi đây nhưng đi đến nơi này … quả thật thấy xúc động nghẹn ngào … nghẹn ngào vì giọng xứ Nghệ mượt mà, ấm cúng của cô hướng dẫn viên, vì khung cảnh đơn sơ đến bình dị, vì rặng tre, hàng dâm bụt đỏ cháy nơi in dấu chân tuổi thơ của Người …. hay đơn giản chỉ là nhìn thấy con gái mẹ lần đầu tiên đội chiếc nón lá quê hương Bác có thêu dòng chữ “Kỷ niệm Làng Sen – Quê Bác”.

Photobucket



Photobucket



Photobucket

Cái nắng đầu hạ như rắc mật lên những búp sen vừa hé nụ, vương vấn bước chân ề với Kim Liên, Nam Đàn – quê hương Bác Hồ kính yêu. Đã bao nhiêu lần mình được nghe câu hát: “Đi khắp phương trời vẫn nhớ tới quê hương/ Người về đây thăm làng Chùa quê mẹ và làng Sen quê cha…”, ấy vậy mà, được nghe vào giữa tháng Năm này, trong ngạt ngào hương sen lẫn hương lúa non đầu hạ ngay trên mảnh đất đã sinh ra Người, lòng mình càng rộn lên những xúc cảm lạ kỳ… (Tiếc rằng lần này do sơ suất mẹ quên không mang theo máy ảnh nên không có những bức hình sinh động về chuyến đi này vì mẹ chỉ chụp bằng điện thoại).

Photobucket

Từ thành phố Vinh đi theo QL46, đến km13 gặp ngã 3 Mậu Tài rẽ trái, khoảng hơn 1km, đã thấp thoáng một làng quê thân thương như bao làng quê Việt. Đó là Hoàng Trù (thường gọi là làng Chùa), quê ngoại của Bác Hồ. Sau liếp cổng tre mở rộng, lối đi giữa hai hàng cây xén tỉa gọn ghẽ, ta được nhìn thấy 2 ngôi nhà tranh 3 gian mộc mạc với đồ dùng gọn ghẽ, thân thương. Đâu đó lời thơ của nhà thơ Thu Bồn cứ vang vang:

Photobucket

Làng Sen quê Bác đây rồi
Con mong ước mãi tình người sâu xa
Như lâu về lại thăm nhà
Thăm vườn cây, rặng tre già quanh nương
Nơi đây hội tụ tình thương
Đã sinh ra Bác mở đường đấu tranh
Giành quyền độc lập dân mình
Kháng chiến thắng lợi hòa bình ấm no

Quê ngoại Bác ở Làng Chùa
Tuổi thơ Bác sống đơn sơ quá chừng
Chõng tre nằm ngủ thang giường
Võng bên khung cửi mẹ thường ru con

Về thăm quê nội Làng Sen
Núi Chung xưa vẫn luyện rèn đôi chân
Bác đi khắp nẻo xa gần
Đến khi bảy chín dừng chân Bác về
Nơi sinh ra Bác, Bác vì chúng con
Còn trời, còn nước, còn non
Kim Liên quê Bác vẫn còn nhớ lâu
Về đến di tích Hoàng Trù và Làng Sen, con nhìn thấy đó hiện vật cho ngôi nhà ông bà ngoại, nhà 2 cụ thân sinh ra Bác, nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, 2 ngôi nhà thờ họ ngoại, họ nội và các di tích gần cạnh, dự án dựa trên các cứ liệu lịch sử, sổ địa bạ của xã Kim Liên cuối thế kỷ 19 xây dựng, phục chế mỗi nơi 4 - 5 ngôi nhà hàng xóm một thời từng tối lửa tắt đèn với gia đình Bác.
Về với “làng Chùa quê mẹ” hôm nay, bắt gặp một cảnh quan được tái tạo nguyên trạng nét giản dị, mộc mạc cảnh làng quê Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX. Vẫn hàng dâm bụt đứng đợi ai, vẫn hàng cau xanh vút bốn mùa, và lũy tre xanh ôm ấp những ngôi nhà mái rạ. Chiếc giường gỗ xoan, liếp nứa, trên trải chiếu mộc, chiếc rương quần áo sát giường, khung cửi… toát lên vẻ thanh tao, nho nhã, như có sức hút mãnh liệt đối với nhân dân, đồng bào các dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế vì nó gắn liền với thời thơ ấu của Bác Hồ. Bộ tràng kỷ của cụ giáo Đường thường ngồi dạy học, bộ ấm pha trà khi cụ đàm đạo văn chương, thời cuộc với các nhà nho yêu nước, bộ khung cửi của bà Hoàng Thị Loan dùng để dệt vải may áo cho chồng, cho con, và một số vật dụng sinh hoạt khác của gia đình Bác thuở ấu thơ, những thứ đã ở sâu trong ký ức, đi cùng Người lúc xa quê. Những kỷ vật, cảnh sắc đó gắn liền với cuộc đời cao đẹp của Người, là cội nguồn văn hóa tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách văn hóa và tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.

Photobucket


Còn đến với “làng Sen quê cha” là đến với một không gian tĩnh lặng, yên lành và rợp bóng cây xanh, nơi Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã sống quãng đời niên thiếu. Lòng yêu nước của một nhà nho chân chính trong Bác được thấm đượm từ cỏ cây hoa lá, từ vùng đất và con người nơi đây, cộng với sự trăn trở, tấm lòng nhiệt thành của các vị chí sĩ vùng địa linh nhân kiệt trước vận mệnh nước nhà những năm đầu thế kỷ XX.

Photobucket

Tháng 5, về với làng Sen, cảm nhận đầu tiên của con chắc chắn đó là không khí mát lành, hình ảnh thân thương của một làng quê Việt, một làng quê xứ Nghệ ở bối cảnh lịch sử thuở thiếu thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng gắn bó. Nơi đó có ngôi nhà của một cụ đồ nho "có chữ lại có nghĩa", ngôi nhà một lương y bốc thuốc Nam với dao cầu, thuyền tán và cây thuốc quanh nhà, ngôi nhà của một người dân với cuốc cày, chõng tre, nồi đất, cối xay lúa, giã gạo,... biết làm nghề thủ công, biết đan lát, dệt vải, làm bánh đa, bánh đúc, làm nên tương Nam Đàn nổi tiếng khắp vùng. Với sự trợ giúp của các thiết bị âm thanh, ánh sáng, với cảnh quan thân thuộc, dung dị của lũy tre làng, đường đất nhỏ, se sợi, khung cửi, bờ dâu,... du khách như nghe văng vẳng đâu đây câu hò, điệu ví: "Sáng trăng trải chiếu hai hàng/ Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ".

Photobucket

Nếu như, vào dịp sinh nhật Bác thì ba mẹ đã cho hai chị em vào lăng viếng Bác nhưng lần này có dịp mẹ lại cho Nghé vào đây để Nghé cảm nhận dần dần về vùng đất "địa linh, nhân kiệt" đã sinh ra Người và về Nam Đàn, như một cuộc hành hương về nơi bình dị - mảnh đất đã sinh Người. Về đây, mỗi chúng ta sẽ có dịp suy ngẫm để cắt nghĩa vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có thể sinh ra trên mảnh đất này, và chính mảnh đất này đã cùng cả nước và thời đại nuôi lớn một con người vĩ đại, một tâm hồn lớn, một nhân cách hoàn hảo.
Bonus thêm một số ảnh nữa trong chuyên đi (mặc cho nó không được đẹp cho lắm nhưng mà cũng là một kỷ niệm khó quên)



Photobucket


Sao holihuuuuutttttt... nào đây nhể?


Photobucket


Sao Nghé chứ ai ....



Photobucket



Photobucket



Photobucket



Photobucket



Photobucket



Photobucket



Photobucket



Photobucket



Đâu đó vẫn còn lưu luyến ... nhưng đã phải nói lời chia tay ... và


Photobucket

..... tạm biệt nhé Kim Liên - Quê Bác. Hẹn gặp lại


Photobucket

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét