Càng đến gần Côn Đảo, trong lòng mình càng cảm thấy rạo rực, xen lẫn cảm giác hồi hộp, khó tả. Khi cơ trưởng chuyến bay thông báo máy bay chuẩn bị hạ độ cao để đáp xuống sân bay Côn Sơn thì mọi người trong đoàn bay không ai bảo ai đều cố nhoài người nhìn ra ngoài qua những khung cửa sổ nhỏ để ngắm nhìn quang cảnh phía dưới. Bởi lẽ, ai cũng muốn nhìn rõ Côn Sơn (tức Côn Đảo) từ trên cao, để hình dung miền đất ấy thật ra thế nào, nhất là hình dạng của nó giữa sự mênh mông của biển cả.
Côn Đảo đã hiện ra ngày một rõ trong mắt mình. Nhìn từ xa ở trên cao, Côn Đảo trông như một chú gấu biển dũng mãnh đang săn mồi. Không hiểu để chào hòn đảo thân yêu hay để chiều lòng du khách, chiếc máy bay trước khi đáp còn luợn một vòng trên không trung.
Ngay từ khi đặt chân xuống Ga hàng không Côn sơn, cái gió, cái nắng và cái không khí biển ào ạt vã vào mẹ thấy mình nhỏ bé thế, thấy không gian sao hùng vỹ và tĩnh lặng thế. Tự dưng những người trong đoàn mẹ đoán chắc rằng những người đến đây lần đầu tiên như mình hoặc đến nhiều lần đi chăng nữa cũng cảm nhận như vậy bởi nói đến Côn Đảo không ai không biết đến nơi này ngoài biển xanh, cát trắng thì đây cũng là một di tích lịch sử được coi là bàn thờ của Tổ quốc mình. Nghĩ đến đó, một cảm giác xúc động trào dâng trong lòng, ấn tượng mãi chẳng thể quên khi đặt chân đến Sân bay Côn Sơn này. Sân bay Côn Sơn vô cùng nhỏ bé, mọi người khi đến đó có thể cùng đứng pose hình cùng chú chim sắt này nhưng tại do mẹ ngợp trước sự hùng vĩ, bao la của biển, của khung cảnh xung quanh nên chỉ vớt vát được có một tấm duy nhất.
Ngay từ khi đặt chân xuống Ga hàng không Côn sơn, cái gió, cái nắng và cái không khí biển ào ạt vã vào mẹ thấy mình nhỏ bé thế, thấy không gian sao hùng vỹ và tĩnh lặng thế. Tự dưng những người trong đoàn mẹ đoán chắc rằng những người đến đây lần đầu tiên như mình hoặc đến nhiều lần đi chăng nữa cũng cảm nhận như vậy bởi nói đến Côn Đảo không ai không biết đến nơi này ngoài biển xanh, cát trắng thì đây cũng là một di tích lịch sử được coi là bàn thờ của Tổ quốc mình. Nghĩ đến đó, một cảm giác xúc động trào dâng trong lòng, ấn tượng mãi chẳng thể quên khi đặt chân đến Sân bay Côn Sơn này. Sân bay Côn Sơn vô cùng nhỏ bé, mọi người khi đến đó có thể cùng đứng pose hình cùng chú chim sắt này nhưng tại do mẹ ngợp trước sự hùng vĩ, bao la của biển, của khung cảnh xung quanh nên chỉ vớt vát được có một tấm duy nhất.
Đường từ sân bay Côn Sơn vào trung tâm huyện đảo dài khoảng 10 km và đây là con đường duy nhất, chạy dọc ven biển. Những cung đường được tráng nhựa phẳng lỳ nhưng quanh co, hiểm trở. Hai bên đường cây cối xanh mướt xen lẫn với những bông hoa giấy hồng rực rỡ như thể hiện vui mừng chào đón những người con đất liền vào nơi này. Cảm giác đi trên cung đường ấy thật lạ, hồi hộp và đầy ấn tượng. Một kỷ niệm khó quên trong chuyến đi này đó là khi đáp xuống sân bay mẹ đã hét lên rằng gọi taxi trong tiếng cười rúc rích của mọi người vì ở đây chẳng có … chỉ có những chiếc xe khách tư nhân 12 chỗ chở chất đầy hàng và người để đi vào trung tâm huyện đảo, nó làm cho mình cái cảm giác đang ngồi trên chiếc xe trong phim “Đến Thượng đế cũng phải cười”.
Khu trung tâm huyện Côn Đảo trải dọc ven biển, thoạt nhìn thật giống với thành phố biển Vũng Tàu. Những khu nhà nghỉ, những khách sạn, resort… hầu hết đều “ngoái mặt” ra biển để đón nắng, và đón gió. Con đường Tôn Đức Thắng ven biển Côn Đảo chẳng khác mấy với đường Hạ Long của thành phố Vũng Tàu, cũng thênh thang, cũng lồng lộng gió, thơ mộng và quyến rũ với những nét cong, mềm mại của những cung đường.
Tuy nhiên, nếu như Vũng Tàu có những đồi sứ tinh khôi và thanh khiết thì ở Côn Đảo, những gốc bàng già dọc ven con đường Tôn Đức Thắng mới thực sự là linh hồn của đảo. Người ta nói, những gốc bàng già ở Côn Đảo khẳng khiu nhưng rắn rỏi và ví nó như “chứng nhân” của lịch sử, từng chứng kiến bao quá khứ đau thương nhưng oai hùng của các tù nhân chính trị năm xưa trên Côn Đảo. Đi đến Côn Đảo ai cũng biết nơi đây đã từng là “Địa ngục trần gian”, nơi đã giam giữ và cũng là nơi ngã xuống của biết bao nhiêu người cách mạng, anh hùng, nghĩa sỹ hy sinh cho nền độc lập của nước nhà. Quá khứ chẳng thể ngủ yên khi nỗi mất mát của con người quá lớn. Hàng loạt những công trình, kiến trúc vẫn còn đó như một minh chứng cho một thời kỳ đau thương lịch sử. Trong suốt 113 năm (từ tháng 2 năm 1862 đến tháng 5 năm 1975), kẻ thù đã giam giữ, tù đày, tra tấn hàng vạn người yêu nước và các chiến sĩ cộng sản. Gắn với mỗi cái tên công trình, kiến trúc là hàng trăm, thậm chí hàng ngàn những con người bị tra tấn đã ngã xuống. Cầu tàu 914 là nơi có ít nhất 914 người đã ngã xuống trong quá trình lấy đá từ Núi Chúa mang ra biển để xây dựng cầu tàu.
Khu trung tâm huyện Côn Đảo trải dọc ven biển, thoạt nhìn thật giống với thành phố biển Vũng Tàu. Những khu nhà nghỉ, những khách sạn, resort… hầu hết đều “ngoái mặt” ra biển để đón nắng, và đón gió. Con đường Tôn Đức Thắng ven biển Côn Đảo chẳng khác mấy với đường Hạ Long của thành phố Vũng Tàu, cũng thênh thang, cũng lồng lộng gió, thơ mộng và quyến rũ với những nét cong, mềm mại của những cung đường.
Tuy nhiên, nếu như Vũng Tàu có những đồi sứ tinh khôi và thanh khiết thì ở Côn Đảo, những gốc bàng già dọc ven con đường Tôn Đức Thắng mới thực sự là linh hồn của đảo. Người ta nói, những gốc bàng già ở Côn Đảo khẳng khiu nhưng rắn rỏi và ví nó như “chứng nhân” của lịch sử, từng chứng kiến bao quá khứ đau thương nhưng oai hùng của các tù nhân chính trị năm xưa trên Côn Đảo. Đi đến Côn Đảo ai cũng biết nơi đây đã từng là “Địa ngục trần gian”, nơi đã giam giữ và cũng là nơi ngã xuống của biết bao nhiêu người cách mạng, anh hùng, nghĩa sỹ hy sinh cho nền độc lập của nước nhà. Quá khứ chẳng thể ngủ yên khi nỗi mất mát của con người quá lớn. Hàng loạt những công trình, kiến trúc vẫn còn đó như một minh chứng cho một thời kỳ đau thương lịch sử. Trong suốt 113 năm (từ tháng 2 năm 1862 đến tháng 5 năm 1975), kẻ thù đã giam giữ, tù đày, tra tấn hàng vạn người yêu nước và các chiến sĩ cộng sản. Gắn với mỗi cái tên công trình, kiến trúc là hàng trăm, thậm chí hàng ngàn những con người bị tra tấn đã ngã xuống. Cầu tàu 914 là nơi có ít nhất 914 người đã ngã xuống trong quá trình lấy đá từ Núi Chúa mang ra biển để xây dựng cầu tàu.
Điạ danh Ma Thiên Lãnh – cái tên mới nghe thôi cũng đã cảm thấy rợn người là nơi từng có ít nhất 356 người (theo nhẩm tính của các tù nhân, thực tế có thể còn cao hơn) ngã xuống bởi đòn roi, tra tấn, hành hạ dã man của kẻ địch. Banh 1 (Bagne 1, tức trại Phú Hải) , Banh 2 (Bagne 2, tức trại Phú Sơn), Banh 3 (Bagne 3, tức trại Phú Thọ)….là nơi có hàng vạn người, hàng vạn chiến sĩ yêu nước bị giam cùm, tra tấn, trong đó, có những tên tuổi lừng lẫy (như: các cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế…, các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn…) hi sinh được cả nước, nhân dân muôn đời ca ngợi. Trong đó, có người con gái đất đỏ quê hương Long Đất đã đi vào lòng người dân Côn Đảo nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đó là chị Võ Thị Sáu hay người dân nơi đây vẫn thường gọi là “Cô Sáu” trân trọng và đáng kính biết bao.
Ai đó nói rằng Côn Đảo không như vạn lý trường thành, nhưng lại là mảnh đất thiêng, là nơi từng có các bậc anh hào tụ hội: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh, Võ Thị Sáu… bởi sự tra tấn dã man của quân thù, nơi không hề có sự sống, sự tồn tại ấy vậy mà họ vẫn một lòng trung kiên với tổ quốc, họ sẵn sàng viết lên trong nhà lao rằng “Máu ta quý hơn vàng nhưng khi tổ quốc cần ta sẵn sàng dâng”. Vì vậy, chẳng là quá đáng khi mọi người nói rằng, Côn Đảo chính là bàn thờ thiêng của tổ quốc và khuyến khích mọi người nên hành hương về Côn Đảo.
Đến Côn Đảo ngoài việc đi tắm biển, nghỉ ngơi thì điều đầu tiên là người ta sẽ đi tham quan các nhà tù thời Pháp – Mỹ nổi tiếng một thời như Chuồng Cọp (Pháp), Chuồng Bò (Mỹ), nhà Chúa Đảo và một điểm đến không thể bỏ qua đó là tới viếng nghĩa trang Hàng Dương. Gió Côn Đảo lúc nào cũng thổi mát. Nắng Côn Đảo lúc nào cũng vàng. Ở Nghĩa trang Hàng Dương thì gió lộng hơn, ào về từ 4 hướng. Từ biển ùa vào, từ rừng tạt tới, từ đất bốc lên, từ trời đổ xuống. Nghĩa trang như một lòng chảo mở đầy gió. Những cây dương vịn cành vào nhau đu đưa, rì rào… cứ như là những oan hồn đang đoàn kết sát vai hát bài ca ai oán kể tội bọn ác ôn. Khu tưởng niệm rộng rãi, lát đá đen bóng loáng. Không khí đã uy linh lại càng trở nên lạnh lẽo va uy linh hơn vì gió hút sâu vào lòng chảo, luồn xuống tầng ngầm khu tưởng niệm tạo nên âm thanh gai người khó tả, rồi gió lại bay lên lan tỏa ra tứ bề, vờn lên tóc, lên khăn, lên mũ những người đến thăm viếng nơi này… Nói đến Nghĩa trang Hàng Dương là người ta nhớ đến
“Núi Côn Lôn được pha bằng máu
Đất Côn Lôn năm, sáu lớp xương người
Mỗi bước chân che lấp một cuộc đời
Mỗi tảng đá là một trời đau khổ”
“Nghĩa địa Hàng Dương vùi chôn bao số phận
Hết lớp này, lớp khác dập lên trên
Mặt phẳng lì không mô đất nhô lên
Không bia mộ, không tên và không tuổi”
Chính vì vậy, ngay tại Nghĩa trang này người ta đã dựng lên một đài tưởng niệm có hình dáng tượng trưng như một ngôi mộ tập thể, được chia thành bốn khu, trong đó Khu A: tiêu biểu có Liệt sỹ Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh, Khu B có Nữ liệt sỹ anh hùng của dân tộc Võ Thị Sáu…. và Khu C, Khu D nữa. Tuy vậy, đối với người dân đảo nơi đây đâu đâu cũng truyền tụng về cô Sáu, về huyền thoại và linh thiêng của người nữ liệt sỹ anh hùng này.
Chuyện về cô Sáu mình đã được người dân ở đây kể lại rằng:
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hoà, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù. Tháng 4.1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra toà án binh xét xử. Phiên toà không có luật sư, không có công chúng, chỉ với sự hiện diện của 2 tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi thẩm đoàn, công tố và hiến binh nhưng chánh án vẫn kết tội "Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ" và tuyên án tử hình. Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ thù run sợ không dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn. Sáng 21.1.1952, chị Sáu bị lính lê dương còng tay, áp tải xuống một chiếc tàu chở hàng Tết ra đảo. Trong 9 năm kháng chiến, đây là nữ tử tù đầu tiên, duy nhất và trẻ tuổi nhất bị giặc Pháp xiềng chặt vào boong tàu... đưa ra Côn Đảo hành hình! Sáng sớm ngày 22.1.1952, chị Võ Thị Sáu có mặt tại Côn Đảo, chúa đảo Jarty khét tiếng khôn ngoan, xảo quyệt..., không dám đưa người con gái nhỏ bé này về giam chung ở nhà banh mà cách ly tại xà lim sở Cò. Thời điểm ấy, chỉ còn đúng 5 ngày nữa là đón giao thừa, nhưng chúa đảo vẫn quyết định "xử bắn tù nhân". Không ai nhớ có bao nhiêu tấm bia đã dựng trước mộ chị Sáu. Bia đầu tiên do kíp tù thợ hồ ở Khám 2, Banh 1 đúc bằng xi măng, được bí mật dựng lên ngay tối hôm chị Sáu hy sinh. Ngày hôm sau, chúa đảo Jarty đích thân dẫn lính lên đập nát bia và cào bằng ngôi mộ. Nhưng, ngay hôm sau, mộ chị Sáu lại được đắp cao hơn cùng với tấm bia mới. Thời Pháp cũng như thời Mỹ- Nguỵ, mỗi khi mở chiến dịch tố cộng, bọn cải huấn liền tìm cách kích động... đập phá bia, mộ chị Võ Thị Sáu để hạ uy thế tù chính trị. Rất kỳ lạ, tấm bia này vừa bị đập, lập tức hôm sau tấm bia khác lại "mọc" lên. Tham gia dựng lại bia, mộ chị Sáu không chỉ có các anh em tù nhân chính trị trên đảo mà còn có nhiều người là vợ, con của Cai ngục, Giám thị, binh sĩ Nguỵ... Bà Phan Thị Tư - 72 tuổi là vợ một công chức làm việc ở Côn Đảo trước ngày giải phóng - kể rằng: "Người dân Côn Đảo không thể nào quên hình ảnh ngôi mộ chị Sáu được chất cao bằng hàng ngàn viên đá, hàng vạn chân nhang và lớp lớp hoa rừng... Từ lúc chị Sáu mất đến bây giờ, chưa khi nào trước mộ chị tắt khói hương và vắng hoa tươi. Chị Sáu linh thiêng lắm, xưa nay, từ già đến trẻ, bất kể ta hay tây đều tin ở lời thề... có chị Sáu chứng giám!". Và người ta còn nói rằng, nếu ai có lòng thành, hễ đặt chân lên đảo, đến ngay thăm chị Sáu thì sẽ được phù hộ toại nguyện về đường công danh sự nghiệp. Cũng có người lại nói nên đi viếng mộ vào đúng 12 h đêm sẽ linh ứng hơn… Năm 1975, mộ chị Sáu đã được xây dựng lại khang trang, đàng hoàng bằng đá hoa cương, nhưng trước mộ chị hiện vẫn còn tấm bia do vợ chồng thiếu tá Tăng Tư - Tỉnh trưởng tỉnh Côn Sơn phụng dựng từ năm 1964. Ba mẹ hiểu, đó là chứng tích một huyền thoại lịch sử sống mãi giữa đời thường.”
Đến Côn đảo đâu cũng nghe thấy những câu chuyện:
Những tù Cộng sản Côn Đảo đã lập một tổ chức bàn mưu vượt Côn Đảo bằng thuyền. Họ lấy dùi sắt mài làm kim, nhặt bao tải, quần áo khâu làm buồm, nhặt tre gỗ đóng thuyền...vượt biển dưới sự giám sát gắt gao của giặc Pháp mà vẫn không lộ. Bằng tờ báo nền (báo sàn), thông tin được truyền đi trong nhà tù. Báo được "xuất bản" lúc nửa đêm về sáng trên nền nhà vệ sinh, nhà tắm, những người tù tranh thủ đi lấy nước, vệ sinh thì đọc thuộc rồi về các "banh" truyền lại cho những tù nhân khác... Rồi về những cuộc vượt ngục nổi tiếng ngày 12/12/1952 là cuộc vượt ngục lớn nhất trong lịch sử 113 năm nhà tù Côn Đảo (Chuyện này đã làm phim phát trên đài TH Hà Nội, đã viết một bài nghiên cứu trên tạp chí BCTT, nhà văn Minh Chuyên từng lấy làm tài liệu viết kịch bản khi dựng 5 tập phim về Côn Đảo...)
Rồi chuyện người tù có tên là ông Cơ Còi thì nổi tiếng vì ...quá còi. Còi thành biệt danh của ông. Ông Còi đến mức có thể rút chân ra khỏi cùm của giặc. Những lần bị địch đàn áp cùm chân nhằm khuất phục tinh thần đấu tranh của tù nhân, nửa đêm, ông rút chân ra khỏi cùm và lẻn ra ngoài. Ông lấy giẻ rách đi thấm những giọt nước quanh nhà lao về vắt cho mỗi đồng chí sắp chết khát ...vài giọt. Thế là sống. Những ai đã từng uống vài giot nước của ông Cơ Còi (chả phải nước sạch đâu nhé) thì nhớ suốt đời … còn còn nhiều chuyện kể về những người tù cách mạng như thế.
Rồi những câu chuyện mà các hướng dẫn viên thường rỉ tai nhau cho du khách hôm nay về việc họ vẫn thường nghe thấy những tiếng nói chuyện to nhỏ, những tiếng kêu than, hay tiếng hát, tiếng cười đùa của những người cộng sản năm nào … họ vẫn còn tồn tại để bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà, họ là nhân chứng của lịch sử cho tội ác của giặc xâm lược. Trong câu chuyện kể của người hướng dẫn viên ngày hôm nay có cả cái đau, cái thương cho một thời quá khứ, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn họ là tất cả sự thân thiện mà họ muốn dành cho du khách. Mình lặng người trước những câu chuyện kể tội ác của kẻ địch, với những gì được chứng kiến và chợt nhận ra những giọt nước mắt ấm nóng không chỉ lăn trên mỗi gò má của mình…... Rồi tự hỏi mà chả thể có lời đáp là tại sao với những thứ chỉ thô sơ, điều kiện vật chất không có, sức khỏe yếu kèm theo những trận đòn roi, bị rắc vôi bột, bị tra tấn, bị ăn ở trong môi trường hôi thối, bệnh tật, không được mặc quần áo … và hơn cả phải đối mặt với những bức tường cao chót vót, không thể bám víu, dây thép gai và lính canh ngặt nghèo cộng thêm địa hình Côn Đảo xung quanh là biển, có vượt ngục được đi chăng nữa cũng không thể sống sót ấy vậy mà hàng ngàn người vượt ngục thành công trở thành những nhà lãnh đạo lỗi lạc của nước nhà.
Chuyện về cô Sáu mình đã được người dân ở đây kể lại rằng:
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hoà, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù. Tháng 4.1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra toà án binh xét xử. Phiên toà không có luật sư, không có công chúng, chỉ với sự hiện diện của 2 tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi thẩm đoàn, công tố và hiến binh nhưng chánh án vẫn kết tội "Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ" và tuyên án tử hình. Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ thù run sợ không dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn. Sáng 21.1.1952, chị Sáu bị lính lê dương còng tay, áp tải xuống một chiếc tàu chở hàng Tết ra đảo. Trong 9 năm kháng chiến, đây là nữ tử tù đầu tiên, duy nhất và trẻ tuổi nhất bị giặc Pháp xiềng chặt vào boong tàu... đưa ra Côn Đảo hành hình! Sáng sớm ngày 22.1.1952, chị Võ Thị Sáu có mặt tại Côn Đảo, chúa đảo Jarty khét tiếng khôn ngoan, xảo quyệt..., không dám đưa người con gái nhỏ bé này về giam chung ở nhà banh mà cách ly tại xà lim sở Cò. Thời điểm ấy, chỉ còn đúng 5 ngày nữa là đón giao thừa, nhưng chúa đảo vẫn quyết định "xử bắn tù nhân". Không ai nhớ có bao nhiêu tấm bia đã dựng trước mộ chị Sáu. Bia đầu tiên do kíp tù thợ hồ ở Khám 2, Banh 1 đúc bằng xi măng, được bí mật dựng lên ngay tối hôm chị Sáu hy sinh. Ngày hôm sau, chúa đảo Jarty đích thân dẫn lính lên đập nát bia và cào bằng ngôi mộ. Nhưng, ngay hôm sau, mộ chị Sáu lại được đắp cao hơn cùng với tấm bia mới. Thời Pháp cũng như thời Mỹ- Nguỵ, mỗi khi mở chiến dịch tố cộng, bọn cải huấn liền tìm cách kích động... đập phá bia, mộ chị Võ Thị Sáu để hạ uy thế tù chính trị. Rất kỳ lạ, tấm bia này vừa bị đập, lập tức hôm sau tấm bia khác lại "mọc" lên. Tham gia dựng lại bia, mộ chị Sáu không chỉ có các anh em tù nhân chính trị trên đảo mà còn có nhiều người là vợ, con của Cai ngục, Giám thị, binh sĩ Nguỵ... Bà Phan Thị Tư - 72 tuổi là vợ một công chức làm việc ở Côn Đảo trước ngày giải phóng - kể rằng: "Người dân Côn Đảo không thể nào quên hình ảnh ngôi mộ chị Sáu được chất cao bằng hàng ngàn viên đá, hàng vạn chân nhang và lớp lớp hoa rừng... Từ lúc chị Sáu mất đến bây giờ, chưa khi nào trước mộ chị tắt khói hương và vắng hoa tươi. Chị Sáu linh thiêng lắm, xưa nay, từ già đến trẻ, bất kể ta hay tây đều tin ở lời thề... có chị Sáu chứng giám!". Và người ta còn nói rằng, nếu ai có lòng thành, hễ đặt chân lên đảo, đến ngay thăm chị Sáu thì sẽ được phù hộ toại nguyện về đường công danh sự nghiệp. Cũng có người lại nói nên đi viếng mộ vào đúng 12 h đêm sẽ linh ứng hơn… Năm 1975, mộ chị Sáu đã được xây dựng lại khang trang, đàng hoàng bằng đá hoa cương, nhưng trước mộ chị hiện vẫn còn tấm bia do vợ chồng thiếu tá Tăng Tư - Tỉnh trưởng tỉnh Côn Sơn phụng dựng từ năm 1964. Ba mẹ hiểu, đó là chứng tích một huyền thoại lịch sử sống mãi giữa đời thường.”
Đến Côn đảo đâu cũng nghe thấy những câu chuyện:
Những tù Cộng sản Côn Đảo đã lập một tổ chức bàn mưu vượt Côn Đảo bằng thuyền. Họ lấy dùi sắt mài làm kim, nhặt bao tải, quần áo khâu làm buồm, nhặt tre gỗ đóng thuyền...vượt biển dưới sự giám sát gắt gao của giặc Pháp mà vẫn không lộ. Bằng tờ báo nền (báo sàn), thông tin được truyền đi trong nhà tù. Báo được "xuất bản" lúc nửa đêm về sáng trên nền nhà vệ sinh, nhà tắm, những người tù tranh thủ đi lấy nước, vệ sinh thì đọc thuộc rồi về các "banh" truyền lại cho những tù nhân khác... Rồi về những cuộc vượt ngục nổi tiếng ngày 12/12/1952 là cuộc vượt ngục lớn nhất trong lịch sử 113 năm nhà tù Côn Đảo (Chuyện này đã làm phim phát trên đài TH Hà Nội, đã viết một bài nghiên cứu trên tạp chí BCTT, nhà văn Minh Chuyên từng lấy làm tài liệu viết kịch bản khi dựng 5 tập phim về Côn Đảo...)
Rồi chuyện người tù có tên là ông Cơ Còi thì nổi tiếng vì ...quá còi. Còi thành biệt danh của ông. Ông Còi đến mức có thể rút chân ra khỏi cùm của giặc. Những lần bị địch đàn áp cùm chân nhằm khuất phục tinh thần đấu tranh của tù nhân, nửa đêm, ông rút chân ra khỏi cùm và lẻn ra ngoài. Ông lấy giẻ rách đi thấm những giọt nước quanh nhà lao về vắt cho mỗi đồng chí sắp chết khát ...vài giọt. Thế là sống. Những ai đã từng uống vài giot nước của ông Cơ Còi (chả phải nước sạch đâu nhé) thì nhớ suốt đời … còn còn nhiều chuyện kể về những người tù cách mạng như thế.
Rồi những câu chuyện mà các hướng dẫn viên thường rỉ tai nhau cho du khách hôm nay về việc họ vẫn thường nghe thấy những tiếng nói chuyện to nhỏ, những tiếng kêu than, hay tiếng hát, tiếng cười đùa của những người cộng sản năm nào … họ vẫn còn tồn tại để bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà, họ là nhân chứng của lịch sử cho tội ác của giặc xâm lược. Trong câu chuyện kể của người hướng dẫn viên ngày hôm nay có cả cái đau, cái thương cho một thời quá khứ, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn họ là tất cả sự thân thiện mà họ muốn dành cho du khách. Mình lặng người trước những câu chuyện kể tội ác của kẻ địch, với những gì được chứng kiến và chợt nhận ra những giọt nước mắt ấm nóng không chỉ lăn trên mỗi gò má của mình…... Rồi tự hỏi mà chả thể có lời đáp là tại sao với những thứ chỉ thô sơ, điều kiện vật chất không có, sức khỏe yếu kèm theo những trận đòn roi, bị rắc vôi bột, bị tra tấn, bị ăn ở trong môi trường hôi thối, bệnh tật, không được mặc quần áo … và hơn cả phải đối mặt với những bức tường cao chót vót, không thể bám víu, dây thép gai và lính canh ngặt nghèo cộng thêm địa hình Côn Đảo xung quanh là biển, có vượt ngục được đi chăng nữa cũng không thể sống sót ấy vậy mà hàng ngàn người vượt ngục thành công trở thành những nhà lãnh đạo lỗi lạc của nước nhà.
Khi tham quan các nhà giam Côn Đảo, không du khách nào không ghé đến Nhà Chúa Đảo (nơi ở của biết bao đời của những tên cai trị dã man người tù Côn Đảo).
Nơi đây khi hòa bình lập lại trở thành bảo tàng lưu giữ những kỷ vật thiêng liêng, những vật dụng, đồ dùng đơn sơ của người tù, những kỷ vật do người tù làm nên như chiếc lược có khắc đôi chim hòa bình, những chiếc cặp tóc, những vòng tay, vòng cổ, túi xách, sách học tập .. rồi cả những bút tích như “Máu ta quý hơn vàng nhưng khi Tổ quốc cần ta sẽ hiến dâng ..”, những bức ảnh của các anh hùng liệt sỹ, hơn ai hết tôi ấn tượng hình ảnh của Cô Sáu, một thiếu nữ trẻ măng tơ, không sắc nước hương trời nhưng có một đôi mắt sáng ngời thể hiện một ý chí quật cường khiến bao kẻ thù run sợ.
Rồi những câu chuyện người dân Côn Đảo luôn tự hào rằng bây giờ khi hòa bình, Côn Đảo thật xa xôi mà bao nhiêu các vị chức sắc, lãnh đạo của thành phố rồi đến những người dân thường nườm nượp kéo nhau về vào đúng 12h đêm tại khu B của nghĩa trang Hàng Dương nơi có mộ Cô Sáu để mà xì xụp khấn vái cầu khẩn về quốc thái, dân an, về sức khỏe, công danh, tài lộc, con cái … nếu ai đó chưa từng đến Côn Đảo chỉ nghe kể vậy thì có thể không tin nhưng ba mẹ thì tin lắm con gái ah, ba mẹ chiêm nghiệm được nhiều thứ lắm, giữ riêng một bí mật và viết entry để cảm tạ Cô. Nếu như không có sự linh thiêng đó, chẳng hẳn chả có ai dám đi ra nghĩa trang Hàng Dương viếng mộ toàn mộ bạt ngàn cũng những tiếng hàng dương réo rắt hay có khi lại rú rít đến rợn người … nhưng không hề vì họ đi viếng mộ cô Sáu nô nức như đi trảy hội, đèn điện sáng choang và ai viếng xong cũng thấy mãn nguyện lắm.
Hôm nay, tuy những cầu tàu, nhà tù năm xưa vẫn còn đó nhưng Côn Đảo hôm nay đã không còn là “địa ngục giữa rần gian”. Quá khứ đã khép lại, cánh cửa nhà tù cũng khép lại và trở thành một trong những di tích lịch sử quốc gia mà bất kỳ ai đặt chân lên Côn Đảo cũng muốn tìm đến.
Côn Đảo bây giờ thật là trong lành, dễ chịu, người dân chan hòa, hiếu khách với những hải sản ngon tuyệt …
… những món rau xanh mơn mởn ..
Côn Đảo bây giờ thật là trong lành, dễ chịu, người dân chan hòa, hiếu khách với những hải sản ngon tuyệt …
… những món rau xanh mơn mởn ..
… tiếng nhạc dập dìu bên ly cà phê nâu đá ngọt lịm tan chảy trên môi, đu đưa bên chiếc xích đu nhẹ nhàng …….
và đợi chờ những cơn gió biển mơn man đùa nghịch làm tung làn tóc rối, để nghe thì thào đâu đó những câu chuyện về lịch sử mãi không thôi …
…. thủng thẳng nhấm nháp vị bùi bùi của đặc sản hạt bàng rang của Côn Đảo nghe kể về sự tích của Đền Bà Phi Yến, Miếu Cậu …. thả sức cho chân trần trên cát ….
…. Hẹn gặp lại nhé Côn Đảo … một ngày không xa...
và đợi chờ những cơn gió biển mơn man đùa nghịch làm tung làn tóc rối, để nghe thì thào đâu đó những câu chuyện về lịch sử mãi không thôi …
…. thủng thẳng nhấm nháp vị bùi bùi của đặc sản hạt bàng rang của Côn Đảo nghe kể về sự tích của Đền Bà Phi Yến, Miếu Cậu …. thả sức cho chân trần trên cát ….
…. Hẹn gặp lại nhé Côn Đảo … một ngày không xa...
P/s: Trong thời gian ở Côn Đảo nhà mình chân thành cảm ơn cô bạn nhỏ Ái Vân đã hướng dẫn cho nhà mình tham quan và kể nhiều câu chuyện về Côn Đảo cũng như nhường chiếc phòng tân hôn ngọt ngào cho nhà mình nhé ... hẹn gặp lại một ngày gần nhất nhé Ái Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét