Năm nay Hà Nội rét thật là muộn, cái rét cuối mùa đông lạnh buốt, mang theo một chút mưa lay phay như mời gọi xuân về. Mình lúc nào cũng cảm thấy hào hứng và hứng khởi mỗi khi Xuân về để bỏ mặc lại những lo toan của cuộc sống, của cơm áo gạo tiền, của sắm sửa ngày Tết … vì đến hẹn lại lên được
thỏa sức để ngắm hoa đào.
Đến hẹn lại lên, mình cùng ông xã lại lượn lờ xuống vườn đào Nhật Tân để chọn đào về chơi Tết, rút kinh nghiệm năm nay đi sớm chọn được cây đẹp, giá hợp lý hơn là để đến qua rằm tháng chạp mới chọn thì đông đúc và không chọn được dáng.
Mình thích hoa đào mặc cho hoa mai trắng hay mai vàng đều khoe sắc nhưng mình thích sự hồng thắm của hoa bích đào, hồng mong manh như sương khói của đào phai. Hai loại hoa đào ấy thì đặc biệt ưu ái cho hoa bích đào, mà phải hoa đào Nhật Tân vì màu hoa tươi thắm, cánh hoa rất dày, lâu tàn không như những đào được trồng ở nhiều nơi khác.
Năm nào cũng thế, từ hồi mình còn nhỏ ở với bố mẹ dù cho trong nhà đã có cây quất Nhật Tân ngũ phúc trong nhà đi chăng nữa nhưng bao giờ cũng phải hấm háy với bố mua kỳ được cây hoa đào đón xuân .. mặc cho mẹ có lườm đi chăng nữa.
Chính vì thói quen đó nên bây giờ mình cũng mang theo cái thú đó về nhà chồng và được ông xã ủng hộ tuyệt đối vì cả hai đều mê. Cả hai đều mê mẩn đứng ngắm nhìn cái dáng đào thế nào là “quần tụ” hay còn gọi là “tứ đại đồng đường”, nào là dáng “phụ mẫu tử”, dáng “trực”, dáng “long”, dáng “ngũ phúc”, dáng “tam đa”, dáng “huynh đệ” hay còn gọi là “song thân” … cứ như thế ngắm, nghe hết cả một ngày Chủ Nhật dưới cái thời tiết xầm xì, mưa lay phay và những cơn gió lạnh thích trêu ghẹo người mua đào. … mặc kệ … cuối cùng đã chọn được một cây dáng “quần tụ” để ông xã đi Tết ông bà ngoại, một cây dáng “phụ mẫu tử” cho nhà mình …
… chọn đào xong thì cảm giác Tết đến, Xuân về thật gần …..
-------- *** ------------
Chơi hoa đào thì cần phải biết sự tích hoa đào nhé hai bạn bé, mẹ kể lại cho hai bạn bé nghe về sự tích hoa đào thế này nhé:
Ngày xưa, ở phiá đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phớt của 2 vị thần linh.
Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng.
Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.
Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ,nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.
Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ, Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.
------- *** --------------
Bonus mấy cái ảnh chụp tại vườn đào nhé
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét